Bạn sợ bóng tối và luôn mở sáng đèn khi đi ngủ? Dù cho việc làm này sẽ làm bạn cảm thấy thoải mái, nhưng có thể để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe về sau.
Chúng ta thường tắt đèn khi ngủ nhưng với những ai mắc hội chứng Nyctophobia (hội chứng sợ bóng tối) thì ngủ dưới ánh đèn sẽ khiến họ an tâm hơn. Tuy nhiên một số lời khuyên cho rằng ngủ trong môi trường ánh sáng sẽ không tốt cho sức khoẻ.
Vì sao ngủ mở đèn lại gây hại đến sức khỏe?
Tác động xấu của ánh sáng nhân tạo đến melantonin có thể khiến bạn ngủ không sâu giấc. Một nghiên cứu của Christopher Drake – Tiến sĩ thuộc Bệnh viện Henry Ford trên tạp chí Chronobiology International về ảnh hưởng của ánh sáng đến chu kỳ ngủ đã dẫn chứng như sau:
Thật vậy, ánh sáng cũng tác động trực tiếp đến não bộ và dẫn đến nguy cơ trầm cảm. Việc này có thể giải thích qua việc melatonin bị gián đoạn khiến cho nhịp độ sinh học thay đổi. Lúc này, não bộ của sẽ dễ truyền đi nhiều tín hiệu xấu khiến bạn trải nghiệm được cảm giác trầm cảm và bị trầm cảm. Cụ thể hơn, nhà nghiên cứu Tracy Bedrosian – Tiến sĩ tại khoa Khoa học Thần kinh tại Đại học Bang Ohio ở Columbus, cho biết:
Việc mất ngủ do tác động của ánh đèn làm gián đoạn hormone melatonin nguy hiểm hơn khi gây nguy cơ mắc ung thư. Bởi melatonin chính là loại hormone giúp kiềm hãm khối u. Bên cạnh đó, sự thay đổi của đồng hồ sinh học vì mất ngủ cũng dễ khiến bạn mắc bệnh về tuyến tiền liệt và đau dạ dày.
Ngoài ra, theo một nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Mỹ vào tháng 6 năm 2021 cho thấy thói quen mở đèn ngủ, bật tivi xuyên đêm là một trong những nguyên nhân gây béo phì. Chi tiết hơn, những người tham gia nghiên cứu ngủ dưới căn phòng mở đèn đã tăng khoảng 5kg chỉ trong một năm. Các nhà khoa học lí giải vấn đề này chủ yếu là do mất cân bằng hormone.
Giấc ngủ trong bóng tối là thói quen dễ thay đổi
Không phải ai cũng có thể ngủ yên giấc trong đêm tối. Tuy nhiên với những tác hại kể trên, bạn cần phải tập luyện dần việc đi ngủ không mở đèn để hạn chế các vấn đề về sức khỏe. Chúng ta thường khó gặp nhiều khó khăn trong việc thay đổi thói quen. Tuy nhiên, thói quen ngủ dưới bóng tối lại rất dễ để sửa.
Hãy bắt đầu với việc ngủ với đèn ngủ có ánh sáng ấm áp. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ánh sáng đỏ không gây hại nhiều đến hoạt động của melatonin. Và để dần quen với bóng tối, bạn có thể giảm dần ánh sáng mỗi ngày. Bạn cũng nên hạn chế tiếp xúc với màn hình xanh từ tivi và điện thoại để dễ ngủ hơn. Từ đó, cơ thể sẽ quen dần với việc ngủ trong bóng tối và bạn sẽ không còn cảm thấy quá bất an nữa.
Thêm vào đó, khi thức dậy bạn hãy để mình tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên trước tiên. Điều này giúp bạn thiết lập nhịp độ sinh học cơ thể rằng ánh sáng tương đương với sự tỉnh táo và bóng tối sẽ đồng nghĩa với việc chìm vào giấc ngủ. Ngoài ra, bạn cũng cần liên hệ ngay với bác sĩ để tránh các trường hợp mất ngủ và chứng ngưng thở khi ngủ.