Triết lý Jeff Bezos điều hành đế chế Amazon suốt 27 năm qua như cách Phạm Nhật Vượng áp dụng với VinGroup

Ban Biên Tập

Cách Jeff Bezos trị vì đế chế Amazon suốt 27 năm trên ngai vàng “vua thương mại điện tử”: Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp – Như sologan luôn được ông Phạm Nhật Vượng làm theo kể từ thời điểm vật lộn kinh doanh bên nước ngoài cho đến khi trở thành một trong top tỷ phú của thế giới.

1/4 thế kỷ trước, vào ngày 5/7/1994, một công ty mang tên giống với dòng sông lớn nhất thế giới – Amazon chính thức ra đời. Đó là một công ty chuyên bán sách cho khách hàng thông qua một website trực tuyến.

Amazon không phải cửa hàng sách trực tuyến đầu tiên, trước đó có Books.com ra đời năm 1992. Tuy nhiên, Amazon tạo ra được lợi thế lớn khi cho phép người tiêu dùng tiếp cận một bộ sưu tập sách khổng lồ mà người ta không thể có đủ thời gian, chi phí và kiên nhẫn để đi qua từng cửa hiệu sách và nhà kho, trong khi không phải tốn chi phí mở cửa hiệu bán sách và lưu kho sách.

Tháng 10 năm 1995 đánh dấu cột mốc Amazon có ngày đầu tiên bán được 100 cuốn sách. Như vậy trong chưa đầy 1 năm, hãng đã ghi được kỷ lục nhận một đơn đặt hàng mua số lượng 100 cuốn sách.

Nhà sáng lập Jeff Bezos khi ấy đặt mục tiêu biến Amazon thành “cửa hàng bán mọi thứ”. “Amazon sẽ không chỉ trở thành cửa hàng bán mọi thứ là một công ty bán mọi thứ”.

Những người mua sách tìm đến Amazon.com vì họ muốn có những đầu sách hiếm, khó tìm và từ đó Amazon nổi danh là nhà cung cấp có tất cả những gì khách hàng cần, là “cửa hàng sách lớn nhất thế giới”.

Bản thân CEO Jeff Bezos thì tuyên bố chắc nịch: Ngay cả những người thích lang thang qua các hiệu sách nhất cũng sẽ mua hàng của Amazon. Tại sao vậy? Tại vì Amazon mang đến điều mà không nhà bán lẻ nào trên thế giới thực có thể làm được: Đó là khả năng mua sách từ cơ sở dữ liệu sách lớn nhất thế giới.

Jeff Bezos đặt mục tiêu biến Amazon trở thành điểm đến nơi người tiêu dùng có thể tìm thấy mọi thứ họ muốn và tiếp tục thúc đẩy đó. “Nếu một công ty đang cung cấp thứ gì đó mà Amazon nghĩ rằng họ có thể làm tốt hơn hoặc có thể làm ít tốn kém hơn, thì họ sẽ cố gắng làm điều đó,” Patrick Winters, một cựu giám đốc Amazon Prime Video tiết lộ.

“Đó là triết lý của Amazon ngay từ những ngày đầu. Trở thành nơi có mọi thứ khách hàng muốn dù là chỉ một vài người”.

AMAZON SUỐT 27 NĂM VẪN HOẠT ĐỘNG NHƯ 1 STARTUP

Ngay từ khi khởi nghiệp cho tới tận bây giờ, Jeff Bezos liên tục truyền cho các nhân viên của mình nỗi ám ảnh phải phát triển thật nhanh bằng việc thu hút khách hàng sử dụng những sự lựa chọn lớn nhất và mức giá thấp nhất. Hiện nay, ông có hơn 1,1 triệu nhân viên và Amazon đạt vốn hóa thị trường 1,6 nghìn tỷ USD.

Tuy nhiên, tờ WSJ nhận định, Amazon dường như chưa bao giờ “trưởng thành”. Bezos vẫn vận hành công ty bằng tinh thần của một startup luôn nỗ lực làm sao để sống sót.

Tinh thần đó giúp Amazon tiếp tục phát triển bùng nổ. Cạnh tranh khốc liệt gồm cả việc chiếm thị phần từ những đối thủ cạnh tranh thường được xem như dấu hiệu của một doanh nghiệp thành công.

Đó cũng là lý do tại sao gã khổng lồ công nghệ và bán lẻ này luôn luôn là mục tiêu chỉ trích của các đối thủ, cơ quan quản lý và chính trị gia – những người cho rằng chiến thuật của họ là không công bằng với một công ty ở quy mô như vậy và thậm chí là vi phạm pháp luật. Khi công ty càng phát triển, khả năng cạnh tranh, đối đầu với các công ty khác càng lớn mạnh hơn.

Để khách hàng hài lòng, Bezos thì luôn nói về các chiến lược tăng trưởng và định hình của công ty. Tuy nhiên, các lãnh đạo đứng sau đó lại âm thầm thực thi các chiến dịch nhắm mục tiêu một cách có phương pháp chống lại các đối thủ và đối tác — một cách tiếp cận hầu như không đổi trong nhiều năm.

Không đối thủ cạnh tranh nào là quá nhỏ khiến Amazon bỏ qua cả. Họ sao chép một loại chân máy ảnh của một công ty nhỏ bán trên Amazon, gây tổn hại tới doanh số của công ty đó và hiện gần như sắp chết. Amazon dĩ nhiên nói rằng họ không vi phạm bất kỳ bản quyền nào của công ty cả.

Khi Amazon quyết định cạnh tranh với nhà bán lẻ nội thất Wayfair, các cấp phó của Bezos đã tạo ra thứ mà họ gọi là “Wayfair Parity Team” – chuyên để nghiên cứu cách Wayfar mua, bán và vận chuyển đồ nội thất cồng kềnh. Sau đó, Amazon sao chép phần lớn dịch vụ, sản phẩm của Wayfair. Amazon và Wayfair hiện từ chối đưa ra bình luận về vấn đề này.

Ngay từ khi khởi đầu là một cửa hàng sách từ 27 năm trước, Amazon đã mở rộng sang bán lẻ trực tuyến với sự hiện diện ở phần lớn các mặt hàng chính. Họ cũng dẫn đầu trong mảng điện toán đám mây, thiết bị cầm tay, giải trí và là đối thủ với cả United Parcel Service, FedEx. Bezos hiện là người giàu nhất hành tinh với khối tài sản 187 tỷ USD.

Ông ấy vẫn luôn thúc giục nhân viên kiên trì với tinh thần khởi nghiệp. “Ngày nào cũng là ngày đầu”. Ngày thứ 2 là “sự trì trệ, tiếp theo là sự không thích hợp, tiếp theo là sự suy sụp tột độ, đau đớn, sau đó là cái chết. Bezos ban đầu đặt tên công ty là Relentless – nghĩa là tàn nhẫn.

Một vài đối thủ và đối tác nói rằng nhiệt huyết cạnh tranh của Amazon dường như là không công bằng. Tờ WSJ đầu năm nay có bài viết tiết lộ rằng nhân viên Amazon sử dụng dữ liệu về người bán độc lập trên nền tảng của mình cũng như quy trình đầu tư và thực hiện giao dịch theo cách mà các doanh nhân và những người khác cho rằng đã giúp họ phát triển các sản phẩm cạnh tranh với các đối tác. Amazon cũng hạn chế việc các đối thủ cạnh tranh có thể quảng bá những sản phẩm của họ trên nền tảng của mình.

MÃI MÃI TINH THẦN KHỞI NGHIỆP VÀ VĂN HÓA LÀM VIỆC CỦA VINGROUP

“Chúng tôi đổi slogan của Vingroup thành “Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp” để mọi người giữ mãi ngọn lửa ấy, ý chí ấy, tinh thần làm việc đấy”, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup nói.

Trong quý I năm 2021, tạp chí Forbes (Mỹ) đã công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2021. Tại đó, Việt Nam có 6 đại diện sở hữu tài sản tỷ USD. Với việc góp mặt trong danh sách này, ông Phạm Nhật Vượng đã có năm thứ 9 liên tiếp được công nhận là tỷ phú USD với tài sản 8,7 tỷ USD, đứng thứ 274 thế giới.

Ông Phạm Nhật Vượng từng tâm sự rằng: mình đã bắt đầu khởi nghiệp từ khi là sinh viên năm thứ 3 đại học. Tuy nhiên, giai đoạn khởi đầu không hề suôn sẻ khi tham gia lĩnh vực buôn bán nhưng càng buôn càng lỗ. Sau khi chuyển sang mở nhà hàng và kiếm được ít lời ông mới tiếp tục quay lại mảng buôn bán.

Với đặc thù nước Nga có khí hậu lạnh, ông Vượng quyết định buôn áo gió có nguồn gốc hàng từ Việt Nam và nhanh chóng kiếm được rất nhiều tiền. Thế nhưng, do tuổi trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, ông Vượng không phản ứng kịp với thị trường. Hệ quả là ông đánh mất sạch những gì mình kiếm được và phá sản. Đến khi rời Moscow để tới Kharkov, Ukraine, ông vẫn còn gánh trên vai khoản nợ 40.000 USD.

Việc kinh doanh rồi thua lỗ, thậm chí phá sản không phải là chuyện hiếm. Điều này xảy ra ngay cả với những người cực kỳ thành công và giàu có như ông Phạm Nhật Vượng. Tuy nhiên, cách đứng dậy sau những thất bại thì không phải ai cũng giống ai.

Đối với tỷ phú Phạm Nhật Vượng, sau khi rời Moscow, ông cùng vợ tới Kharkov chỉ với số vốn ít ỏi vài nghìn USD vay từ bạn bè. Không có nhiều tiền trong tay, ông Vượng đã quyết định mở một nhà hàng. Nhờ đồ ăn ngon, giá cả vừa phải, nhà hàng của ông Vượng nhanh chóng hút khách và nổi tiếng, giúp ông gây dựng lại những đồng vốn ban đầu.

Khi cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra, đời sống người dân Kharkov gặp khó khăn, ông Vượng nắm bắt cơ hội, chuyển sang một lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới, là sản xuất mì ăn liền với thương hiệu Mivina.

Sản phẩm này nhanh chóng được người dân Kharkov đón nhận và lan rộng, nổi tiếng trên toàn Ukraine rồi sau đó được xuất khẩu đi hơn 20 nước trên thế giới như: Đức, Ba Lan, Israel, Latvia, Estonia… Và cũng từ đó, ‘đế chế’ Vingroup bắt đầu được hình thành.

Đầu những năm 2000, mặc cho việc làm khi đang thuận lợi, ông Vượng đã quyết định trở về Việt Nam lập nghiệp. Ông lập ra công ty Vincom hoạt động trong lĩnh vực xây dựng với điểm nhấn là tòa tháp Vincom trên đường bà Triệu, Hà Nội. Công ty Vincom sau này được sáp nhập với Vinpearl để trở thành Tập đoàn Vingroup, tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực bất động sản.

Với bất động sản là xương sống, Vingroup liên tục mở rộng ra nhiều ngành nghề kinh doanh mới, như bán lẻ, du lịch, y tế, giáo dục. Đáng chú ý, từ giữa năm 2018, Vingroup đã công bố chiến lược đầu tư trọng điểm vào lĩnh vực Công nghệ – Công nghiệp với mục tiêu đến năm 2028, Vingroup sẽ trở thành một Tập đoàn Công nghệ – Công nghiệp – Dịch vụ đẳng cấp quốc tế, trong đó Công nghệ chiếm tỷ trọng chính.

Ở thời điểm hiện tại, thương hiệu Vin đã xuất hiện tại nhiều mảng, lãnh vực trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam như: Bán lẻ (hệ thống Vinmart), Nông nghiệp (VinEco), Giáo dục (hệ thống Vinschool), Y tế (hệ thống bệnh viện chuẩn quốc tế VinMec), Du lịch (Vinpearl Land),… ông Phạm Nhật Vượng cùng tập đoàn Vingroup trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu của nền kinh tế Việt Nam.

Đáng chú ý, vào năm 2018, ông Vượng đã hướng thương hiệu Vingroup sang một lĩnh vực hoàn toàn mới nhưng đầy tham vọng khi công bố ra mắt thương hiệu VinFast. Đây sẽ là thương hiệu được ông Vượng định vị nhằm mang lại giấc mơ người Việt sở hữu ô tô do chính người Việt sản xuất.

Từ một anh sinh viên đi buôn áo gió, giờ đây ông Phạm Nhật Vượng đã trở thành tỷ phú đô la, trong top những người giàu nhất hành tinh. Vingroup của ông Vượng có slogan là “Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp” và ông Vượng đang muốn nhân rộng tinh thần này ra toàn xã hội.

Vingroup đã thành lập Quỹ hỗ trợ nghiên cứu khoa học và công nghệ với mức đầu tư 1.000 tỷ đồng, sẵn sàng tài trợ cho các dự án nghiên cứu có ý nghĩa, có tác động lớn tới xã hội với mức đầu tư tối thiểu là 2 tỷ đồng và tối đa là không có trần. Nếu sản phẩm có ý nghĩa, quỹ này sẵn sàng hỗ trợ để sản xuất ra tới sản phẩm cuối cùng.

Chủ tịch Vingroup chia sẻ: “Ngày xưa là câu chuyện cơm áo gạo tiền. Đầu tiên khi đi làm là muốn kiếm tiền giúp bố mẹ đỡ nghèo đỡ khổ. Sau này có tí tiền lên thì để mình sống một cách thoải mái sung túc, vợ con đề huề. Dần dần lớn lên nữa thì công việc là đam mê. Và đến giờ, mục tiêu cuối cùng là làm được cái gì đó cho đời”.

Theo Tạp chí Doanh Nhân

 

guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments